Có thật là không phát âm chuẩn thì không nói được không?
Có nhiều bạn cho rằng, thực tế không phát âm chuẩn thì vẫn nói được và giao tiếp tốt được. Tuy nhiên có một điều ít ai chú ý đến là những bạn phát âm sai, nói sai mà vẫn giao tiếp được này, 90% là thường xuyên có môi trường giao tiếp ví dụ như các bạn ở vùng biên giới, những bạn làm việc tại công ty Trung Quốc, các bạn đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Trung Quốc và chủ đề đối thoại thường là quanh những vấn đề mà cả hai bên đều quen thuộc nên dù nói sai thì vẫn có thể “đoán đúng”.
Còn nếu từ đầu không học phát âm chuẩn sẽ có thể dẫn đến các nguy cơ như: không dám nói chuyện với người Trung Quốc vì sợ mình nói sai bị người ta cười, đối phương không hiểu được ý của mình dẫn đến việc giao tiếp gặp trở ngại, phát sinh những sự cố giao tiếp không đáng có do phát âm sai ví dụ như muốn nói là: “Nãy em bị sốt/fāshāo/ nên hơi mệt.” Thì lại nói nhầm thành: “Nãy em bị n*ng /fāsāo/ nên hơi mệt.”
Tác hại của việc không học phát âm chuẩn ngay từ đầu.
* Thường xuyên nói sai những từ có phát âm gần giống nhau và dễ dẫn đến việc bị hiểu nhầm ý.
Ít ai khi mới học Tiếng Trung biết rằng việc trong thực tế Tiếng Trung có rất nhiều từ có phát âm na ná nhau, nếu không chú ý thì rất dễ nói sai, dẫn đến những sự cố giao tiếp không đánh có ví dụ như:
Bị sốt/fāshāo/ và bị n*ng / fā sāo/
Gấu trúc /xióngmāo/ và lông ngực /xiōngmáo/
Mặc dù / jíshǐ/ và cứt gà / jī shǐ/
Biện luận /dábiàn/ và đại tiện /dàbiàn/
* Phát âm không chuẩn sẽ dẫn đến giao tiếp không tốt do
– Vì phát âm không chuẩn nên sợ nói, sợ nói sai sẽ bị cười.
– Khi giao tiếp vừa phải nghĩ nói dung nói vừa phải nghĩ xem từ này nói như thế nào nên sẽ tăng thời gian suy nghĩ, ngắn đoạn khi giao tiếp.
* Ảnh hưởng đến tới việc ghi nhớ chữ Hán
– Khi phát âm không chuẩn thì khi học sẽ giảm khả năng phân biệt từ vựng, giảm khả năng nhớ từ do không kết hợp việc học từ vựng bằng nhiều giác quan (nói, nhìn, viết).